Tin nổi bật
Kết nối với chúng tôi
Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư hiện nay
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình đánh giá và xác nhận tính khả thi của một dự án trước khi quyết định đầu tư, là việc nghiên cứu và phân tích toàn bộ nội dung kỹ thuật của từng dự án có mối tương quan với môi trường tự nhiên. Đây là những quá trình thường được thực hiện để đảm bảo rằng các dự án có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường, giúp mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Đưa ra được những kết luận đúng từ quá trình thẩm định, đồng thời sẽ là cơ sở để các đơn vị, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tài trợ hoặc đầu tư vào dự án.
Khái niệm dự án đầu tư là gì
Cùng VIV tìm hiểu về khái niệm thẩm định dự án đầu tư nhé
Dự án đầu tư là một kế hoạch cụ thể được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc hạ tầng có giá trị lâu dài với mục tiêu chính là đạt được lợi nhuận hoặc các lợi ích khác. Là văn kiện phản ánh trung thực những kết quả nghiên cứu một cách cụ thể của toàn bộ những vấn đề như: kinh tế, kỹ thuật, tài chính sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận hành và khai thác công cuộc đầu tư. Những dự án đầu tư thường sẽ đòi hỏi một lượng nguồn lực đáng kể, bao gồm vốn tài chính, nhân lực, vật liệu và thời gian cụ thể để có thể triển khai và hoạt động của dự án.
Theo Luật đầu tư năm 2014 quy định: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Một dự án đầu tư trong đó có thể bao gồm rất nhiều lĩnh vực, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt, đến việc phát triển bất động sản, sản xuất, năng lượng tái tạo, dịch vụ công nghiệp và rất nhiều lĩnh vực khác có liên quan.
Nếu xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư chính là công cụ quản lý cho việc sử dụng vốn, lao động, vật tư để có thể tạo ra được những kết quả về tài chính và kinh tế xã hội ở trong một thời gian dài.
Nếu xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư chính là tổng thể phần hoạt động của những chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch cụ thể, chi tiết với lịch thời gian và địa điểm xác định giúp tạo mới hoặc cải tạo những cơ sở nhất định. Mục tiêu cuối cùng của từng dự án đầu tư là sẽ tạo ra giá trị, có thể là những giá trị về tài chính bằng việc tạo ra những lợi nhuận hoặc có thể là giá trị xã hội bằng cách cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tạo ra có nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Các đối tượng thẩm định dự án đầu tư
Quá trình thẩm định dự án đầu tư còn liên quan đến việc giúp chúng ta có thể đánh giá được nhiều yếu tố, để giúp xác định được tính khả thi và những lợi ích chính của từng dự án, các đối tượng thực hiện thẩm định dự án đầu tư thường bao gồm như sau:
1. Nhà đầu tư: Những người hoặc tổ chức có ý định đầu tư chiến lược lâu dài vào từng dự án, và họ thường quan tâm đến những khả năng sinh lời và nhiều lợi ích kinh tế khác mà những dự án có thể mang lại.
2. Chính phủ: Có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tác động xã hội, môi trường góp phần đưa ra được những quyết định chính xác về việc hỗ trợ hoặc kiểm soát các dự án. Chính phủ thường sẽ đảm bảo rằng các dự án tuân thủ các quy định và chính sách của quốc gia.
3. Ngân hàng và tổ chức tài chính: Cung cấp tài chính cho các dự án và sẽ thường quan tâm đến những khả năng trả nợ, lợi suất đầu tư, và rủi ro tài chính.
4. Các chuyên gia chuyên ngành: Các chuyên gia như kỹ sư, nhà kinh tế, các chuyên gia về môi trường cùng với các chuyên gia khác sẽ tiến hành cung cấp những thông tin chuyên sâu về những khả năng thực hiện và tác động của từng dự án.
Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư được sử dụng
1. Phương pháp thẩm định trình tự
Trình tự thẩm định dự án là quy trình chuẩn bị và thực hiện các bước để đánh giá tính khả thi và xác định lợi ích của một dự án đầu tư. Được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến Dưới đây là một trình tự phổ biến trong quá trình thẩm định dự án được thể hiện như sau:
- Xác định nhu cầu và mục tiêu: Xác định rõ ràng những nhu cầu mà các dự án sẽ được giải quyết và các mục tiêu cụ thể thường được các dự án đặt ra.
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu các vấn đề về thị trường để có thể hiểu thêm nhu cầu và xu hướng thị trường. Giúp xác định được những đối tượng khách hàng và xác định cạnh tranh.
- Phân tích rủi ro: Xác định chính xác và góp phần đánh giá các yếu tố rủi ro có thể gây ảnh hưởng lớn đến dự án, nhằm xác định các biện pháp giảm rủi ro và tiến hành lập kế hoạch ứng phó.
- Lập kế hoạch thực hiện: Tiến hành xây dựng những kế hoạch chi tiết về cách triển khai của dự án, bao gồm lịch trình và nguồn lực cụ thể.
2. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là những kỹ thuật thống kê và toán học được sử dụng trong việc quản lý dự án và thẩm định dự án để có thể đánh giá được những ảnh hưởng của những biến động trong các yếu tố đầu vào đến những kết quả hoặc lợi ích của từng dự án.
Phương pháp này giúp cho những chủ đầu tư biết được những dự án nhạy cảm với những yếu tố nào gây lên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả, từ đó có những biện pháp giúp quản lý chúng một cách hiệu quả hơn trong quá trình quản lý dự án. Dưới đây là những phương pháp phân tích độ nhạy phổ biến như sau:
- Phân tích độ nhạy đơn biến: Sẽ tập trung vào một biến cụ thể để có thể đánh giá việc nên làm thế nào cho sự biến động trong các giá trị của nó ảnh hưởng đến những kết quả cuối cùng.
- Phân tích độ nhạy đa biến: Đánh giá những tương tác giữa nhiều biến đầu vào để tiến hành xem xét làm thế nào về sự thay đổi của chúng cùng lúc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả.
- Phân tích độ nhạy thống kê: Tiến hành sử dụng những phương pháp thống kê để đo lường độ nhạy của kết quả đối với những biến đầu vào, ví dụ như hệ số tương quan, hệ số biến thiên.
3. Phương pháp dự báo
- Phương pháp dự báo xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư và phát triển, là những hoạt động đầu tư lâu dài từ phần chuẩn bị đến giai đoạn đưa vào vận hành, nên cần phải tiến hành dự báo trước. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được sử dụng như sau:
- Dự báo thống kê: Tính trung bình của những giá trị quan sát gần đây để tiến hành dự báo giá trị tương lai, tiến hành xác định xu hướng dài hạn của dữ liệu để dự đoán giá trị tương lai.
- Dự báo chủ quan: Sử dụng những ý kiến của các chuyên gia thông qua các nhiều vòng thảo luận lặp lại để tiến hành dự báo.
- Dự báo Hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy để tiến hành dự đoán giá trị dựa trên mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và phụ thuộc, mở rộng hồi quy tuyến tính để bao gồm mối quan hệ phi tuyến giữa các biến.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về tổng hợp những phương pháp thẩm định dự án đầu tư mà chúng ta cần phải biết, Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá tài sản vui lòng liên hệ đến VIV qua địa chỉ sau:
Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt
Văn phòng giao dịch: Lô 12 DV 13 khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0977.734.185
Bài viết liên quan:
Chia sẻ với chúng tôi