Bạn đang ở đây

Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Ngày 06/10/2020

Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Về cơ bản, các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 tiếp tục được duy trì tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội[8].

Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luạt, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tư do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân luật[9]. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể không được tráI pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối[10] hay bị đe doạ[11] đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu.

Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng.

[1] C. Mác, Tư bản, quyển 1, tập 1, Nxb. Sự thật, H.1973, tr. 163

[2] Điều 1101 Bộ luật Dân sự Napoleon quy định: Le contra est une convention par laquelle une ou plusieurs personness, obligent, envers une ou plusieurs autres, à donnér, à fair ou ne pas fair quelque chose (Code civil, Edition Dalloz 1990-1991, p.708)

[3] Xem Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, 2006, tr.667

[4] Xem PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại – lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2008

[5] Xem PGS. TS Thái Vĩnh Thắng, Nhà n­ước và pháp luật t­ư sản đương đại - lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư­ pháp, 2008.

[6] Điều 407 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bờn được đề nghị trả lời chấp nhận thỡ coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đó đưa ra.

2. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rừ ràng thỡ bờn đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

3. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thỡ điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

[7] Điều 428 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, cũn bờn mua cú nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bờn bỏn.”

[8] Đạo đức xó hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xó hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

[9] V.I. Lênin toàn tập, tập 36, Nxb.Sự thật, 1959, tr.577

[10] Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bờn hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đó xỏc lập giao dịch đó.

[11] Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bờn hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mỡnh hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mỡnh.

CTT

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT

Trụ sở chính: Số 07, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội

* Văn phòng miền Bắc:

- VP Hà Nội: Số 15, LK 3C, kdt Mỗ Lao, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

- VP Bắc Giang: Số 04, dường Thân Nhân Tín, phường Trần Phú, Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

- VP Bắc Ninh: Số 261, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

- VP Hà Nam: Số 22, ngõ 124 đuognừ Trần Tửu Bình, tiểu khu Bình Tiến, Thị trấn Bình Mỹ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- VP Phú Thọ: Số 50, phố ĐÔng Sơn, Phường Vân Cơ, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- VP Lai Châu: Số 041 phố QUyết Tiến, tổ 19, phường Tân Phong, Tp Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- VP Nam Định: 31B/208 đường Thái Bình, phường Tế Xương, Tp Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh

- VP Thái Bình: Số 138 đường Bũi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình

- VP Hưng Yên: Số 110 Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

- VP Lạng Sơn: 87 Minh Khai, phường Hoàng Văn Thụ, Tp Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

- VP Hòa Bình: Tổ 10, phường Đồng Tiến, Tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

- VP Hải Dương: 38 Phố Tân Kim, Phường Tân Bình, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- VP Quảng Ninh: Số 34, tổ 48, khu 3, phường Cao Xanh, Tp Hạ Long, tỉnh QUảng Ninh

* Văn phòng miền Trung:

- VP QUảng Bình: Số 187, đường Chu Văn An, phường Ba Đồn, Thị xã Ba Đồn, tỉnh QUảng Bình

- VP Thanh Hóa: Số 04, đường Trần Xuân Soạn, phường ĐÔng Thọ, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- VP Hà TĨnh: Số 272 đường Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, Tp Hà TĨnh, tỉnh Hà TĨnh

* Văn Phòng miền Nam:

- VP TP Hồ Chí Minh: Sô 157 đường Thới Tam, Thôn 9, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh.