Thẩm định giá Bất động sản
Kết nối với chúng tôi
Thẩm định giá đất rừng
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt.
Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia.
Trên phương diện Quốc tế, việc xem xét đánh giá giá trị của rừng được nhìn nhận theo quan điểm “Tổng giá trị kinh tế”. Nghĩa là giá trị của rừng bao gồm các lợi ích trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản và môi trường như các chức năng sinh thái của rừng trong việc điều hòa khí hậu, kiểm soát xói mòn và lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, vẻ đẹp cảnh quan, vv (Pear 1990).
Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng thường chỉ đề cập đến các lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ củi. Tuy nhiên, quan niệm này đang được thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Điều này thể hiện là giá rừng lần đầu tiên được đề cập trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Theo đó, giá trị của rừng được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường.
Trong những gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và hội nhập quốc tế sâu rộng, quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam đang đặt ra các nhu cầu khách quan và cấp bách về định giá rừng cho các mục đích như: cho thuê rừng, giao rừng, tính tiền sử dụng rừng, giá trị góp vốn của doanh nghiệp, tiền bồi thường do chuyển đổi mục đích, phá hoại rừng và xây dựng các cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá và xác định giá rừng còn nhiều khó khăn và bất cập bởi các lý do sau
Quan điểm về giá trị rừng còn hạn chế, do chưa coi giá trị và dịch vụ môi trường của rừng là một loại sản phẩm “đặc biệt” của rừng;
Chưa có phương pháp định giá rừng và cơ sở cho xây dựng khung giá rừng;
Thiếu cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về tiền tệ hóa giá trị rừng, đánh giá thành quả lao động của ngành lâm nghiệp, điều chỉnh cơ chế phân phối lợi ích do rừng tạo ra, tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý.
Nhằm góp phần giải quyết các thiếu hụt trên, Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt đã nghiên cứu thẩm định giá rừng ở Việt Nam, từ đó lập chứng thư, báo cáo thẩm định giá làm cơ sở để xác định giá trị rừng.
Chia sẻ với chúng tôi