Tin nổi bật
Kết nối với chúng tôi
Pháp luật áp dụng trong hoạt động định giá, thẩm định giá tài sản (phần 1)
Tóm tắt chuyên đề
Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về pháp luật áp dụng trong hoạt động định giá, thẩm định giá tài sản, chúng tôi viết chuyên đề này nhằm cung cấp cho người học những vấn đề lý luận pháp lý cũng như các quy định hiện hành về tài sản, các quyền tài sản; những nội dung cơ bản về pháp luật giá, thẩm định giá; pháp luật về doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thẩm định giá nói riêng, thẩm định viên về giá.
Chuyên đề này còn cung cấp cho người học những kiến thức pháp lý cơ bản về tài sản định giá, thẩm định giá; trình tự, thủ tục của hoạt động thẩm định giá, định giá và một số nội dung của pháp luật thuế.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
ĐỊNH GIÁ, THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
1. Sự khác nhau giữa Định giá và Thẩm định giá
Chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết trước đó, bạn có thể xem tại đây
2. Pháp luật về Định giá
2.1. Quản lý Nhà nước về giá
Để kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng,với tư cách tổ chức quyền lực chính trị công đặc biệt, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá
* Nội dung quản lý nhà nước về giá
Nhà nước (thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) quản lý nhà nước về giá với các nội dung sau :
+ Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp về
giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.
+ Quyết định giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng, độc quyền.
+ Quy định tiêu chuẩn Thẩm định viên về giá; tổ chức đào tạo đội ngũ cán
bộ quản lý và nghiệp vụ thẩm định giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên
về giá.
+ Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.
+ Thu thập, phân tích và thông báo thông tin, dự báo giá thị trường trong
nước và thế giới.
+ Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá.
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về giá.
* Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá trong phạm vi cả nước.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về giá chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giá.
+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ. Cụ thể:
* Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của Bộ Tài chính:
- Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá.
- Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá: kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 31 Pháp lệnh Giá và nội dung khác thuộc lĩnh vực giá theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
* Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Trình Chính phủ chính sách và các biện pháp về giá hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ. Cụ thể:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Pháp luật áp dụng trong hoạt động định giá, thẩm định giá tài sản phần 2 tại đây!
Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT
Trụ sở chính: Số 7, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
VPGD tại Hà Nội: Số 6, ngõ 24, đường Nguyễn Khuyến, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Hotline: 033.869.4444
Phòng Kinh doanh: 033.869.4444
Chăm sóc khách hàng: 033.869.4444
Chia sẻ với chúng tôi