Tin nổi bật
Kết nối với chúng tôi
THẨM ĐỊNH GIÁ - CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC
Ngày đăng 28/9/2019
Khi hoàn thiện hồ sơ du học, ngoài hồ sơ học tập, làm việc, nhân thân,… thì hồ sơ chứng minh tài chính là một trong mấu chốt quan trọng để lãnh sự cấp visa cho du học sinh bởi phải có tài chính bạn mới có thể chi trả cho mọi chi phí ở những quốc gia đắt đỏ hơn Việt Nam. Tuy nhiên, việc không hiểu đúng cách xét duyệt hồ sơ tài chính đã khiến nhiều bạn có lựa chọn không phù hợp với bản thân và trượt visa một cách đáng tiếc. Bài viết này chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế về chứng minh tài chính du học giúp bạn có thêm thông tin chuẩn bị hồ sơ tốt hơn.
Các loại hình tài sản có thể sử dụng để chứng tài chính khi làm hồ sơ du học
- Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
- Sổ tiết kiệm
- Chứng minh tài sản sở hữu
Vì sao phải chứng minh tài chính khi đi du học?
Việc chứng minh tài chính khi đi du học, nhất là tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada, … là yêu cầu bắt buộc. Điều này ngày càng được siết chặt do tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang tăng cao.
Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng kinh tế của gia đình mình. Khi kinh tế gia đình bạn đủ mạnh đồng nghĩa với việc kinh phí cho suốt quá trình học tập của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt,… Sự đảm bảo này như một cam kết với các nhà chức trách rằng, tôi sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.
Chứng minh tài chính như thế nào
Sổ tiết kiệm:
Để chứng minh bạn có đủ khả năng kinh tế khi đi du học thì sổ tiết kiệm là hình thức đơn giản và nhanh gọn nhất. Bạn chẳng thế nào mang vài cọc tiền lên tới cả trăm triệu hay cả tỉ VNĐ tới Đại sứ quán để nói với họ rằng tôi có tiền. Một quyển sổ tiết kiệm sẽ giúp việc này trở nên nhẹ nhàng và có tính xác thực hơn. Bởi nếu xem trên sổ tiết kiệm bạn có thể thấy được sự tích lũy khoản tiền trên chứ không phải bạn đang đi vay mượn ai khác để đối phó với việc này.
Thông thường, các Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu số tiền trong sổ tiết kiệm tối thiểu phải bằng chi phí cho 1 năm học đầu tiên của bạn tại nước ngoài. Ví dụ, khi đi học Đại học/ Thạc sĩ tại Anh Quốc, số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn ít nhất phải bằng học phí + chi phí sinh hoạt năm đầu tiên ( chi phí sinh hoạt theo yêu cầu là 1,020GBP/tháng nếu bạn tới London và 820GPB/tháng nếu bạn tới những khu vực khác ). Cụ thể, nếu học phí của bạn là 10,000 GBP, bạn sẽ cần: 10,000 + 1,020 x 9 (tháng) = 19,180 GBP
Chứng minh thu nhập hàng tháng:
Bạn sẽ thắc mắc rằng vì sao có sổ tiết kiệm rồi mà vẫn phải chứng minh thu nhập hàng tháng ? Đơn giản rằng các nhà chức trách muốn tìm hiểu nguồn gốc số tiền đó từ đâu ra. Chẳng thể nào tự nhiên gia đình bạn lại có một khoản tiền lớn tới như vậy. Tất cả cần có thời gian tích lũy. Số tiền này là kết quả lao động của bạn hoặc của gia đình suốt một quá trình như buôn bán, đi làm trong các công ty.
Bên cạnh đó, số tiền trong sổ tiết kiệm bạn có thể rút ra dễ dàng sau khi đã có visa du học. Đại Sứ Quán cần một điều gì đó đảm bảo rằng, dù không có sổ tiết kiệm, gia đình vẫn có đủ tài chính để cung cấp cho bạn trong khoảng thời gian học tập tại nước ngoài. Và nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh chính là sự đảm bảo chắc chắn nhất. Nguồn thu nhập này có thể từ lương tháng, lợi nhuận kinh doanh, cổ tức, thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê xe,…
Vậy có phải càng có nhiều tiền trong sổ tiết kiềm việc chứng minh tài chính du học của bạn sẽ càng dễ dàng hơn? Đáp án trả lời là không. Bạn càng có nhiều tiền thì việc chứng minh nguồn gốc của chúng ( hay chính là nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình ) sẽ càng dài và phức tạp hơn. Vậy nên để thuận lợi cho quá trình xét duyệt và cấp visa du học, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ số tiền cần chứng minh để chuẩn bị cho vừa đủ chứ không cần phải nhiều gấp 3,4 lần hay thậm chí hơn thế nữa.
Chứng minh tài sản sở hữu:
Bên cạnh sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng, nếu bạn đang sở hữu những tài sản có giá trị lớn như: nhà cửa ( bất động sản ), ô tô, … bạn cũng có thể bổ sung giấy tờ để tăng tỉ lệ thành công khi xét duyệt visa.
Với những tài sản như thế này, bạn cần nộp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất ( sổ đỏ mang tên bạn hoăc bố mẹ – người bảo lãnh tài chính cho bạn ) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu ô tô ( cùng mang tên bạn hoặc người bảo lãnh tài chính ). Tất nhiên đây chỉ là giấy tờ để khẳng định khả năng tài chính bạn đang có chứ không dùng để chi trả cho quá trình học tập của bạn.
Với những thông tin tư vấn về chứng minh tài chính du học trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin cần thiết và giá trị. Thực tế, mỗi học sinh đều có hồ sơ tài chính khác nhau và việc giải trình, chứng minh cũng sẽ khác nhau. Do đó, các bạn nên tìm hiểu thật kĩ hoặc tìm tới những tổ chức du học có uy tín để được tư vấn cụ thể nhất; tránh việc sai sót dẫn tới kết quả visa không mong muốn.
Tuy các công ty tư vấn du học có thể giúp đỡ bạn về mọi thủ tục hồ sơ, nhưng để tài sản được xác định giá trị chính xác nhất thì chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn, Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt, Định giá tài sản sở hữu chính xác nhất để bạn có thể dùng nó để chứng minh tài chính của mình luôn sẵn sàng để tới các nước như Úc, Canada, Mỹ, Anh..... để phát triển công việc cũng như trình độ của bản thân
Nguồn Sưu tầm
BT
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT
- VPGD Hà Nội: Số 15, liền kề 3C, khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội
- VPGD Bắc Giang: Số 04, đường Thân Nhân Tín, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- VPGD Bắc Ninh: Số 261, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- VPGD Hà Nam: số 22, ngõ 124 đường Trần Tửu Bình, tiểu khu Bình Tiến, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- VPGD Phú Thọ: số 50, phố Đông Sơn, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- VPGD Lai Châu: Số 041 số Quyết Tiến, tổ 19, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
- VPGD Nam Định: 31B/208 đường Thái Bình, phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- VPGD Thanh Hóa: Số 04, đường Trần Xuân Soạn, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- VPGD Thái Bình: Số 138 đường Bùi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- VPGD Hưng Yên: Số 110 Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
-VPGD Hòa Bình: Tổ 10, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- VPGD Hải Dương: Số 38 phố Tân Kim, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
- VPGD Quảng Ninh: Số 34 tổ 48 khu 3, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- VPGD Thái Bình: Số 138 Bùi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hotline: 0338694444
Chia sẻ với chúng tôi