Bạn đang ở đây

Đánh giá rủi ro trong đầu tư tài chính: Các phương pháp và công cụ

Trong thế giới đầu tư tài chính hiện nay, việc có thể đánh giá được những rủi ro không chỉ là một trong những bước quan trọng trong đầu tư.Mà đây còn là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự thành bại của các quyết định đầu tư. Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính hiện nay, ngoài việc đem lại lợi nhuận cao thì nó cũng đi kèm với những rủi ro mà các nhà đầu tư nào cũng cần phải biết và có nhưng phương án xử lý kịp thời cùng với việc đo lường trướcrủi ro tài chính có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Qua bài viết này, VIV sẽ cung cấp đến các bạn một cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về các phương pháp và công cụ mới trong việc đánh giá những rủi ro tài chính, giúp cho những nhà đầu tư có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn trong toàn bộ quá trình đầu tư vào 1 dự án nào đó.

 

Khái niệm rủi ro tài chính là gì

Bạn cần tìm hiểu khái niệm rủi ro tài chính là gì 

Rủi ro tài chính được là khả năng mất mát tài chính mà những nhà đầu tư có thể phải đối mặt khi tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính. Những rủi ro này có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, mỗi loại đều có những đặc điểm và cách thức quản lý riêng.

Rủi ro được coi là thách thức lớn, và ngược lại cũng là cơ hội tích lũy kinh nghiệm cho các nhà đầu tư. Và làm thế nào để giảm thiểu tối đa được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động đầu tư, và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính thì chúng ta cần phải biết cách vượt qua chúng.

 

Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro

 

Việc đánh giá rủi ro trong các hoạt động đầu tư tài chính được xem là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình quản lý các danh mục đầu tư, với vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công và bền vững của các quyết định đầu tư tài chính. Dưới đây VIV tổng hợp những lý do chính giải thích cho việc đánh giá rủi ro tại sao lại quan trọng với những nhà đầu tư đến vậy:

1. Tối ưu hoá được lợi nhuận đầu tư

Mục đích chính của việc đánh giá rủi ro là việc sẽ giúp các nhà đầu tư biết chính xác được những mức độ rủi ro, để giúp cho các nhà đầu tư tối ưu hoá được những lợi nhuận và có thể đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác.

2. Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất

Qua việc đánh giá được những rủi ro, những nhà đầu tư có thể biết được những thông tin chính xác về cảnh báo rủi ro. Từ đó áp dụng các phương pháp phòng ngừa phù hợp, giúp bảo vệ vốn đầu tư khỏi những biến động tiêu cực từ thị trường, đồng thời giúp cho những danh mục đầu tư luôn ổn định và phát triển bền vững.

3. Đáp ứng được các yêu cầu pháp lý

Đánh giá rủi ro không chỉ đơn thuần là một lựa chọn mà đây được coi những yêu cầu pháp lý đối với các tổ chức tài chính.

4. Quản lý danh mục đầu tư hiệu quả

Việc đánh giá rủi ro sẽ giúp cho những nhà đầu tư quản lý được những danh mục được hiệu quả hơn, giúp cho việc phân bổ tài sản theo tỷ lệ phù hợp hơn với mức độ rủi ro.

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro đầu tư

Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đầu tư

1. Biến động thị trường

Thị trường tài chính có thể biến động mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tất cả sự thay đổi trong lãi suất, tình hình kinh tế vĩ mô cùng với các sự kiện chính trị.

2. Lãi suất

Sự thay đổi của lãi suất làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí liên quan đến việc vay mượn, cũng như các giá trị của những loại tài sản như trái phiếu v.v

3. Rủi ro về công nghệ

Khi chúng ta đầu tư vào những công ty công nghệ, có rất nhiều khả năng phải chịu rủi ro từ chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, làm lỗi thời sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty này.

4. Rủi ro tín dụng

Đây là những rủi ro mà người cho vay có thể không nhận được lại phần tiền gốc và số tiền lãi từ người vay. Trong trường hợp những công ty bị phá sản, những nhà đầu tư có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đầu tư vào những dự án trước đó.

 

Các phương pháp đánh giá rủi ro đầu tư

 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để giúp đánh giá được những rủi ro trong toàn bộ quá trình đầu tư, và mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây VIV gửi đến các bạn một số phương pháp đánh giá rủi ro được sử dụng phổ biến như sau:

1. Phân tích cơ bản

Đây là phương pháp tập trung vào việc đánh giá chi tiết các giá trị của một công ty hoặc tài sản nào đó thông qua việc phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề và tài chính của công ty đó. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm xác định xem những tài sản có được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó hay không, và từ đó có thể đánh giá chính xác rủi ro và tiềm năng sinh lời.

2. Phân tích kỹ thuật

Phân tích này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu biểu đồ giá cả, khối lượng giao dịch của những tài sản đầu tư để có thể dự đoán được xu hướng giá ở trong tương lai. Thường các chỉ số kỹ thuật và mô hình biểu đồ được thể hiện để sử dụng cho việc nhận dạng các mẫu hành vi giá cả, từ đó xác định chính xác những cơ hội đầu tư cũng như rủi ro tiềm ẩn xung quang việc đầu tư tài chính.

3.Phân tích đa dạng hoá

Đây là phương pháp đánh giá những rủi ro dựa trên một danh mục đầu tư cụ thể, được cấu tạo chi tiết dựa trên một trúc cụ thể để giúp giảm thiểu những rủi ro đầu tư thông qua việc phân tán đầu tư vào nhiều loại hình tài sản khác nhau.

4. Đo lường biến động

Hiện nay, cứ mỗi một biến động thường được xem là một chỉ báo rủi ro, cùng với ý tưởng rằng tài sản có biến động giá cao hơn là rủi ro hơn. Các chỉ số như độ lệch chuẩn của lợi nhuận hoặc những chỉ số khác có thể được sử dụng để đánh giá các mức độ biến động rủi ro đầu tư tài chính.

 

Bài viết liên quan:

Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư hiện nay

Vai trò và mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp