Kết nối với chúng tôi
Định hướng phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong năm 2021
Trong năm 2021, cần tiếp tục tăng cường sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ hơn giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực truyền dẫn chính sách đến nền kinh tế.
Năm 2021, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc; căng thẳng bảo hộ thương mại dự kiến tiếp tục gia tăng; dịch chuyển dòng vốn FDI tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong xu thế đa dạng hóa chuỗi giá trị toàn cầu; chuyển đổi số; giá hàng hóa, năng lượng dự báo phục hồi...
Trong nước, Quốc hội, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6%. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam phục hồi nhanh và tăng trưởng cao, khoảng 4,5-8,1%.
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu phải tiếp tục tăng cường sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ hơn giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng như công tác điều hành giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực truyền dẫn chính sách đến nền kinh tế, góp phần khôi phục nhanh sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng để góp phần phục hồi nhanh, bền vững các nền tảng phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, cần tập trung:
Một là, phối hợp hài hòa, đồng bộ giữa các công cụ chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ đặc biệt chú trọng từ khâu cung cấp, trao đổi thông tin, hoạch định, dự báo đến khâu thực thi chính sách trong tổng thể các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô chung của Chính phủ.
Hai là, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành; đóng vai trò tích cực tại Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Ban Chỉ đạo điều hành giá và các cơ chế phối hợp khác nhằm đảm bảo thông tin thông suốt, đầy đủ phục vụ việc ra quyết định chính sách nhanh chóng, kịp thời.
Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định và đảm bảo các cân đối vĩ mô của Việt Nam.
(Trích lược từ bài "Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Thành tựu năm 2020 và định hướng năm 2021" đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 01/2021)
Công ty CP Định giá và Đầu tư Việt (VIV) được thành lập từ ngày 06/04/2015, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thâm định giá số: 099/TĐG ngày 24/9/2015 đến nay đã trải qua gần 06 năm hoạt động và phát triển, với quy mô hoạt động trên hầu hết các tỉnh và thành phố: thẩm định giá tại Lạng Sơn, thẩm định giá tại Hải Dương, thẩm định giá tại Hưng Yên, thẩm định giá tại thành phố Hồ Chí Minh, thẩm định giá tại Gia Lai, thẩm định giá tại Thanh Hóa, thẩm định giá tại Lai Châu, thẩm định giá tại Hà Nam, thẩm định giá tại Hòa Bình, thẩm định giá tại Hải Phòng……cùng với Ban lãnh đạo và đội ngũ thẩm định viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm VIV cam kết sẽ mang đến dịch vụ thẩm định giá đất, thẩm định giá nhà cửa, thẩm định giá ô tô, thẩm định giá nhà xưởng, máy móc, thiết bị, thẩm định giá tàu, thẩm định giá thiết bị y tế, thẩm định giá thiết bị giáo dục, thẩm định giá hóa chất……nhanh nhất, chất lượng nhất.
Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT
Trụ sở chính: Số 7, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
VPGD tại Hà Nội: Số 15, liền kề 3C, Khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Hotline: 0338.694.444
---NTT---
Chia sẻ với chúng tôi