Bạn đang ở đây

Tin nổi bật

VIV là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thẩm định giá hầm mỏ uy tín hàng đầu hiện nay, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản của Công ty. Có đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên có trình độ chuyên môn rất cao trong lĩnh vực thẩm định giá hầm mỏ v.v
Sau đây, VIV sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng những thông tin về các mục đích thẩm định giá bất động sản phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các bất động sản. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản khác bao gồm: thẩm định giá phương tiện vận tải, thẩm định giá thiết bị y tế v.v
Sau đây, VIV gửi tới Quý khách hàng những khái niệm về tàu thuyền, cùng với đó là những quy trình thẩm định giá tàu thuyền thường được sử dụng phổ biến hiện nay ở trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: thẩm định giá dây chuyền sản xuất, thẩm định giá công trình xây dựng v.v

Kết nối với chúng tôi

Doanh nghiệp là gì. Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp mới nhất

VIV - Khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng được sự thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn nhất định. Có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Luật Doanh nghiệp còn định nghĩa thành các loại hình doanh nghiệp sau:

1. Doanh nghiệp nhà nước: bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Doanh nghiệp Việt Nam: là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật của Việt Nam và luôn có trụ sở chính tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật công ty năm 1990, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh với mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh. Thẩm định giá doanh nghiệp được thực hiện bởi những thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá. Giúp các thẩm định viên có thể đưa ra những phương pháp phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, để cho ra những kết quả thẩm định giá nhanh nhất, chính xác nhất và đồng thời luôn tuân thủ đúng về những tiêu chuẩn thẩm định giá.

Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp tốt nhất năm 2023

Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp mới nhất

1. Phương pháp tỷ số bình quân trong thẩm định giá doanh nghiệp: là phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh.

Trường hợp áp dụng phương pháp tỷ số bình quân: có ít nhất 03 doanh nghiệp so sánh, ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán và đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp:

- Đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp so sánh.

- Xác định các tỷ số của thị trường được sử dụng để ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cần thẩm định giá trên các cơ sở bao gồm các tỷ số của thị trường để phù hợp cho việc sử dụng và thực hiện các điều chỉnh khác biệt.

2. Phương pháp giá giao dịch trong thẩm định giá doanh nghiệp: là phương pháp giúp ước tính giá trị vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch, chuyển nhượng phần góp vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính các doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Trường hợp có áp dụng phương pháp giá giao dịch: doanh nghiệp cần thẩm định giá phải có tối thiểu 03 giao dịch chuyển nhượng cổ phần góp vốn hoặc đã chuyển nhượng thành công trên thị trường, thời điểm diễn ra giao dịch không được quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.

Nguyên tắc áp dụng: các thẩm định viên cần cân nhắc kỹ, đánh giá, xem xét việc điều chỉnh giá các giao dịch thành công cho phù hợp với các thời điểm thẩm định giá trong trường hợp cần thiết.

3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong định giá doanh nghiệp: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng ty suất chiết khấu phù hợp. Trường hợp các doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của các doanh nghiệp cần thẩm định như với cổ phần thường. Tùy theo mục đích cần thẩm định giá, loại hình doanh nghiệp và nguồn cơ sở dữ liệu mà các thẩm định viên có thể lựa chọn việc áp dụng phương pháp nào cho phù hợp.

Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp:

- Dự báo dòng tiền tự do của các doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Ước tính các chi phí sử dụng vốn bình quân của những doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Ước tính cho việc tìm ra giá trị cuối kỳ dự báo.

- Ước tính được giá trị vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá.

- Lập báo cáo thẩm định giá, lên chứng thư thẩm định giá doanh nghiệp và tiến hành gửi về cho khách hàng, các bên có liên quan.

4. Phương pháp tài sản trong thẩm định giá doanh nghiệp: là phương pháp ước tính giá trị của các doanh nghiệp, thông qua tính tổng của các tài sản thuộc quyền sở hữu và được sử dụng trong doanh nghiệp cần thẩm định giá. Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa.

Các bước tiến hành: ước tính tổng giá trị của các tài sản thực và những tài sản của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá, ước tính tổng giá trị tài sản của các tài sản vô hình mà các doanh nghiệp cần thẩm định giá, ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Nguyên tắc thực hiện:

Đối với những tài sản được hạch toán bằng ngoại tệ: tỷ giá ngoại tệ được áp dụng theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán của Việt Nam khi lập và trình bày cho việc báo cáo tài chính.

Tài sản được xem xét trong quá trình thẩm định giá là tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động.

Khi chúng ta thẩm định giá doanh nghiệp theo cơ sở giá thị trường, thì giá trị tài sản của doanh nghiệp là giá trị thị trường của các tài sản đó tại thời điểm thẩm định giá. Các tài sản có trong sổ sách kế toán cần được thẩm định giá đúng so với giá thị thường, trừ một số trường hợp cá biệt.

Tài sản vô hình không thỏa mãn các điều kiện để được ghi nhân trên sổ sách kế toán như: các sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cả những tài sản khác không được ghi nhận trên sổ sách kế toán nên cần được áp dụng các phương pháp thẩm định giá cho phù hợp.

Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá hoặc muốn sử dụng những dịch vụ khác liên quan đến thẩm định giá vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi nhé:

Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt (VIV)

Văn phòng giao dịch: Lô 12 DV 13, khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Hotline: 096.729.4004 hoặc 034.457.3333

Bài viết liên quan:

Tài sản vô hình, tài sản hữu hình là gì. Các phương pháp thẩm định giá tài sản

Công ty thẩm định giá uy tín chuyên nghiệp tại Phú Yên