Tin nổi bật
Kết nối với chúng tôi
Khái niệm về tài sản góp vốn. Công ty thẩm định giá tài sản góp vốn uy tín
Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển kinh doanh của một tổ chức hay doanh nghiệp, sau khi thành lập công cty các doanh nghiệp thường kêu gọi đầu tư từ các nguồn bên ngoài khi cần thiết. Nguồn vốn chính là một trong những yếu tố quyết định đối với sự thành công và bền vững của một tổ chức kinh doanh, khi chúng ta quản lý được nguồn vốn một cách hiếu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được rằng sẽ có đủ tài chính để thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục như hiện nay.
Khái niệm về tài sản góp vốn là gì
Khái niệm thế nào là tài sản góp vốn - VIV
Tài sản góp vốn là những tài sản mà các cá nhân hoặc tổ chức tiến hành việc mang đến để đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc từng dự án cụ thể, nhằm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Được hiểu là góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm cả việc góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ vào những công ty đã được thành lập. Khi người góp vốn đưa vào tài sản, họ sẽ nhận được mức cổ phần nhất định, cổ phần trong trường hợp doanh nghiệp là một công ty cổ phần, hoặc các đơn vị có những quyền lợi tương đương ở trong các hình thức khác. Thông qua việc góp vốn đối với các doanh nghiệp, thì sẽ làm tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển tốt hơn.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ và những tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Việc tiến hành góp vốn bằng tài sản không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có được nguồn lực tốt để mở rộng và phát triển, mà còn tạo ra những điều kiện mới cho các nhà đầu tư hoặc những cổ đông để giúp chia sẻ rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân loại tài sản góp vốn
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định.
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ vào công ty đã được thành lập trước đó. Và Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về tài sản góp vốn như sau:
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Dưới đây là một số cách phổ biến để giúp chúng ta phân loại tài sản góp vốn:
1. Theo đặc tính:
- Tiền mặt: Bao gồm tổng số tiền mà những người góp vốn sẽ mang đến dưới dạng tiền mặt hoặc các hình thức tương đương tiền mặt như séc, chuyển khoản.
- Tài sản có thể định giá được: Ở đây đã bao gồm tất cả những tài sản như đất đai, nhà cửa, các thiết bị máy móc có thể định giá được một cách tương đối.
2. Theo quyền lợi kinh doanh:
- Quyền sử dụng đất: Được dùng ở trong trường hợp tài sản là đất đai, người góp vốn có thể giữ lại quyền sử dụng đất.
- Quyền sở hữu công nghệ hoặc thương hiệu: Trong trường hợp nếu tài sản góp vốn là quyền sở hữu công nghệ hoặc thương hiệu, người góp vốn có thể giữ lại những quyền lợi này.
3. Theo loại hình doanh nghiệp:
- Cổ phần: Trong các công ty cổ phần, tài sản góp vốn thường là cổ phần mà người góp vốn tài sản nhận được.
- Góp vốn tư nhân: Trong doanh nghiệp tư nhân, tài sản góp vốn có thể là vốn của chủ sở hữu mà chủ sở hữu đưa vào đó.
Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn
Tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể như sau:
Những nguyên tắc định giá tài sản góp vốn - VIV
1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được những thành viên và các cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Ở trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Các phương pháp thẩm định giá tài sản góp vốn được sử dụng hiện nay
Thẩm định giá tài sản góp vốn tất cả gồm tất cả quá trình đánh giá giá trị của tài sản mà những người góp vốn mang đến để phục vụ cho việc đầu tư vào các doanh nghiệp, yêu cầu chuyên viên, thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá tài sản như: Bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hoá dịch vụ cùng với các phương tiện vận tải v.v
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thẩm định giá tài sản khác nhau, việc những thẩm định viên có thể lựa chọn được những phương pháp thẩm định giá tài sản góp vốn phù hợp còn phải phụ thuộc vào từng loại tài sản và cả những điều kiện cụ thể của từng giao dịch. Và dưới đây là một số phương pháp thẩm định giá tài sản góp vốn được dùng phổ biến như sau:
1. Cách tiếp cận từ thị trường:
- Là một trong những phương pháp thẩm định giá tài sản dựa trên các thông tin về giá trị của các tài sản tương tự có ở trên thị trường, giúp xác định giá trị của các tài sản thông qua việc so sánh những tài sản cần thẩm định giá với các tài sản ở trên thị trường có thông số hoặc công dụng tương tự tài sản cần thẩm định giá đã có các thông tin về giá ở trên thị trường hiện nay.
2. Cách tiếp cận từ thu nhập
Là phương pháp sẽ tập trung vào việc ước lượng các giá trị của tài sản dựa trên lợi nhuận hoặc những dòng tiền thu nhập mà tài sản đó có thể tạo ra được ở trong tương lai, đối với cách tiếp cận từ thu nhập sẽ có 02 phương pháp tính chủ yếu như sau:
- Phương pháp vốn hoá trực tiếp: Là một trong những phương pháp thẩm định giá tài sản thuộc cách tiếp cận từ thu nhập. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp ước lượng các giá trị của tài sản dựa trên lợi nhuận có ở trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp xác định giá trị của tài sản dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định có được từ tài sản về những giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hoá phù hợp.
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu: Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của các tài sản dựa trên những cơ sở quy đổi các dòng tiền ở trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về các giá trị của hiện tại thông qua việc sẽ sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.
- Phương pháp chiết trừ: Phương pháp chiết trừ là một trong những phương pháp thẩm định giá tài sản được sử dụng ở trong cách tiếp cận từ thu nhập, giúp xác định giá trị quyền sử dụng đất của những thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách sẽ loại trừ đi phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị của bất động sản. Phương pháp này thường được áp dụng khi ước lượng giá trị của tài sản dựa trên lợi nhuận thu nhập mà nó có thể tạo ra được ở trong tương lai.
Công ty thẩm định giá tài sản góp vốn uy tín hiện nay
VIV là một trong những Công ty thẩm định giá tài sản uy tín chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, trong bối cảnh kinh tế hiện đại của ngày nay, giá trị tài sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đầu tư, mua bán và quản lý tài chính. VIV đã thực hiện rất nhiều dự án thẩm định giá tài sản góp vốn với quy mô lớn cùng với những tính chất phức tạp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp đánh giá phù hợp, chất lượng cao và đáp ứng được mọi nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
Cùng với hệ thống văn phòng thẩm định giá rộng khắp cả nước bao gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hoá và các tỉnh lân cận. VIV có đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu ở bên nước ngoài cùng với kiến thức sâu rộng, đa dạng về nhiều lĩnh vực kinh tế.
Quý khách hàng có nhu cầu cần tìm Công ty thẩm định giá tài sản góp vốn uy tín trên thị trường hiện nay, VIV chính là sự lựa chọn đúng đắn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau nhé:
Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt
Văn phòng giao dịch: Lô 12 DV 13 khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0977.734.185
Bài viết liên quan:
Thẩm định giá tài sản giúp chứng minh tài chính đi nước ngoài
Chia sẻ với chúng tôi