Kết nối với chúng tôi
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀ GÌ
Phân tích tài chính là gì? Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Để giải đáp chính xác cho câu hỏi này hãy theo dõi nội dung dưới đây của Phantichtaichinh và đi tìm hiểu tổng quan về hoạt động phân tích tài chính
Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính là sử dụng phương pháp, công cụ để thu thập – xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm mục đích:
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp.
…..Từ đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Phương pháp phân tích tài chính
Có nhiều phương pháp phân tích tài chính, phổ biến như:
- Phân tích theo chiều ngang: Phương pháp phân tích tài chính này sử dung hiệu suất trong quá khứ làm cơ sở để đánh giá thành công của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích theo chiều ngang sẽ dùng một số năm hoạt động trước đây của doanh nghiệp làm tiêu chuẩn để phân tích và đánh giá. Với các doanh nghiệp lâu năm thì thường dùng khoảng 2 năm trước để đánh giá, còn những doanh nghiệp mới hoạt động thì có thể dùng 1 năm đầu tiên để làm phân tích và đánh giá.
- Phân tích theo chiều dọc: Đây là phương pháp phân tích theo tỷ lệ %, dùng lợi nhuận so sánh với các tài sản của doanh nghiệp, các khoản nợ và cổ phần. Phân tích theo chiều dọc là phương pháp phân tích tài chính hữu ích khi bạn phải so sánh số lượng nhiều doanh nghiệp giống nhau. Tuy nhiên phương pháp này có một mặt hạn chế đó là không phân tích ra được những yếu tố quan trọng mà ảnh huỏng đến khả năng tồn tại trong tương lai của doanh nghiệp.
- Phân tích theo tỷ lệ: Phương pháp phân tích theo tỷ lệ sẽ phân tích các khía cạnh khác nhau về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tài chính này thường được sử dụng khi những phương pháp phân tích thường không còn hữu ích, tuy nhiên phương pháp phân tích theo tỷ lệ cũng có hạn chế đó là khi 2 yếu tố chính được lựa chọn để phân tích đều kém thì nó sẽ dẫn đến một bảng báo cáo tài chính không chính xác.
Tất cả các phương pháp phân tích đều liên quan chặt chẽ đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, liên quan đến kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán bên ngoài.
Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể kể đến như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nước và người làm công. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Và dưới đây là vai trò của phân tích tài chính đối với từng đối tượng:
Đối với người quản lý doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp là người quan tâm hàng đầu đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Hoạt động phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp chủ doanh nghiệp:
- Đánh giá hiệu quả từng hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính.
- Đánh giá hiệu quả tài chính (lợi nhuận) và khả năng giải quyết rủi ro, thanh toán tài chính của doanh nghiệp.
- Đảm bảo các quyết định của ban giám đốc về đầu tư và tài trợ, phân phối các lợi nhuận được chính xác.
- Kiểm tra và giám sát các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp và các thông tin phục vụ cho việc dự đoán tài chính.
Đối với chủ đầu tư: Mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư có đầy đủ thông tin về: Điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Đối với chủ nợ của doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp tín dụng,…) nắm được khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến: tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là điều cần thiết. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, trường hợp người lao động vẫn được tham gia góp vốn mua lượng cổ phần nhất định. Nên họ có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
Đối với cơ quan nhà nước: Dựa vào phân tích báo cáo tài chính công ty, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp nhà nước hay không.
CTT
Nguồn Phân tích tài chính
Công ty CP Định giá và Đầu tư Việt đã có kinh nghiêm gần 6 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá cùng với quy mô hoạt động trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, VIV tự hào là một công ty thẩm định giá chuyên nghiệp, nhiệt huyết, mang lại giá trị cho Qúy Khách hàng.
Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT
Trụ sở chính: Số 7, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
VPGD tại Hà Nội: Số 15, liền kề 3C, Khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Hotline: 0977.734.185
Chia sẻ với chúng tôi