Tin nổi bật
VIV là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thẩm định giá hầm mỏ uy tín hàng đầu hiện nay, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản của Công ty. Có đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên có trình độ chuyên môn rất cao trong lĩnh vực thẩm định giá hầm mỏ v.v
Sau đây, VIV sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng những thông tin về các mục đích thẩm định giá bất động sản phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các bất động sản. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản khác bao gồm: thẩm định giá phương tiện vận tải, thẩm định giá thiết bị y tế v.v
Sau đây, VIV gửi tới Quý khách hàng những khái niệm về tàu thuyền, cùng với đó là những quy trình thẩm định giá tàu thuyền thường được sử dụng phổ biến hiện nay ở trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: thẩm định giá dây chuyền sản xuất, thẩm định giá công trình xây dựng v.v
Kết nối với chúng tôi
Tin chuyên ngành
09:08, 28/10/2020
Kính gửi: Các Tổ chức có nhu cầu cử cán bộ-nhân viên của đơn vị và các cá nhân khác có nguyện vọng học kiến thức nghiệp vụ thẩm định giá để phục vụ công tác và lấy Chứng chỉ thẩm định giá để có kiến thức hành nghề thẩm định giá, đáp ứng tiêu chuẩn thẩm định viên về giá quy định tại Khoản 5 Điều 34 Luật Giá và đáp ứng điều kiện bắt buộc phải có chứng chỉ để nộp hoàn chỉnh hồ sơ tham dự kỳ thi Thẻ Thẩm định viên về giá của Bộ Tài chính.Thể theo nguyện vọng của nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị tại Hải Phòng và một số tỉnh lân cận mong muốn Hội tổ chức lớp học nghiệp vụ Thẩm định giá tại Hải Phòng để giúp cho học viên giảm chi phí đi lại, lưu trú cho những người ở Hải phòng và một số tỉnh lân cận. Hội Thẩm định giá Việt Nam sẽ tổ chức lớp học nghiệp vụ Thẩm định giá tại TP Hải Phòng với thời gian và địa điểm tổ chức như sau:Với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập tốt và với đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại khóa học là các chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong hoạt động thẩm định giá đã tham gia giảng dạy hàng trăm lớp học do Hội tổ chức trong nhiều năm; gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ của các Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Luật Hà Nội, các nhà quản lý của Bộ Tài chính sẽ từ Hà Nội xuống trực tiếp tham gia giảng dạy cho học viên tại Hải Phòng.Nội dung học theo yêu cầu của Bộ Tài chính bao gồm những chuyên đề sau:- Nguyên lý hình thành giá cả thị trường- Nguyên lý thẩm định giá- Những vấn đề pháp luật có liên quan đến thẩm định giá- Thẩm định giá bất động sản- Thẩm định giá máy thiết bị- Thẩm định giá trị doanh nghiệp- Thẩm định giá Tài sản vô hìnhNội dung các chuyên đề trên sẽ được các giảng viên trình bày kỹ hơn, sâu hơn và có kèm theo những bài tập hướng dẫn trên lớp.1. Thời gian học: Lớp học sẽ được tổ chức vào các ngày thứ 7, chủ nhật trong tuần; bắt đầu từ ngày 28/11/2020; buổi sáng từ 8h00 đến 12h00, buổi chiều từ 13h30 đến 17h30.2. Địa điểm tổ chức lớp học: Trung tâm TP. Hải Phòng.( Địa chỉ lớp học chính thức sẽ được Ban tổ chức lớp học thông báo đến từng học viên trước ngày khai giảng 10 ngày)3. Kinh phí:Kinh phí học và cấp Chứng chỉ: 5.000.000đ/học viên (bao gồm: chi phí giảng dạy, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy và học, 2 tập giáo trình mới phát hành của Bộ Tài chính và tài liệu cần thiết, nước uống, ăn nhẹ giữa giờ….. các điều kiện khác phục vụ lớp học ).4. Chế độ giảm học phí: Học viên được lựa chọn để hưởng một trong các hình thức giảm học phí (tính trên kinh phí nêu tại mục 3) như sau:- Hội viên cá nhân của Hội Thẩm định giá Việt Nam đăng ký học với tư cách cá nhân sẽ được giảm 6% học phí; nếu đăng ký theo nhóm từ 5 đến 9 người được giảm 7%, từ 10 người trở lên được giảm 10%.- Đơn vị, tổ chức thuộc Hội và không thuộc Hội cử học viên chưa là hội viên cá nhân của Hội đi học:+ Từ 5 đến 9 người được giảm 3% học phí.+ Từ 10 người trở lên được giảm 6% học phí.Điều kiện giảm học phí:- Đối với đơn vị, tổ chức trong và ngoài Hội: Phải có quyết định hoặc thông báo danh sách cử đi học và nộp học phí trước ngày khai giảng.- Đối với nhóm cá nhân hoặc từng cá nhân: Phải đăng ký số lượng danh sách người tham dự chính xác và nộp học phí trước ngày khai giảng.5. Địa điểm liên hệ đăng ký và làm thủ tục- Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu tham dự khóa học đề nghị đăng ký theo mẫu hoặc tải mẫu đăng ký tại địa chỉ website của Hội Thẩm định giá Việt Nam:www.vva.org.vn; gửi theo đường bưu điện, theo hộp thư điện tử, Fax hoặc điện thoại về Hội Thẩm định giá Việt Nam trước ngày 26 tháng 11 năm 2020 theo địa chỉ: Hội Thẩm định giá Việt Nam: Phòng 101 Tòa nhà Dự án - Bộ Tài chính, số 4, ngõ Hàng Chuối I, Hai Bà Trưng, Hà Nội.Điện thoại:- Văn phòng : 024.36410056Chi Tươi : 0987.079.468Hoặc - Chị Huệ: 0989.288.345- Anh Tài: 0982.286.768Fax: 024.3641.0329 Email: hoithamdinhgiavn@vva.org.vn- Đề nghị Học viên có nhu cầu học, cần đăng ký sớm với Hội và nộp học phí trước ngày khai giảng (Hội sẽ chỉ mở lớp khi học viên đã đóng học phí được tối thiểu 30 học viên; Trường hợp chưa đủ học viên Hội sẽ hoãn khai giảng và trả lại học phí cho học viên đã nộp nhanh chóng, kịp thời) theo số Tài khoản:Tên tài khoản: Hội Thẩm định giá Việt NamSố TK: 21110000536432Tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội- Trường hợp đặc biệt học viên nào đăng ký muộn có thể đăng ký và nộp tiền vào ngày khai giảng.CHỦ TỊCH HỘINguyễn Tiến ThỏaHội thẩm định giá Việt Nam
08:52, 28/10/2020
Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Quá trình này do thẩm định viên về giá tiến hành. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước tính với độ tin cậy cao nhất về khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Thẩm định giá trị Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợĐánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công tyXác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.Vì sao cần Thẩm định giá trị doanh nghiệpGiá trị là yếu tố đầu tiên người ta muốn biết khi tìm hiểu về một sản phẩm. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn biết các tài sản công ty trị giá bao nhiêu, nhưng bạn không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình thì bạn đang bỏ sót một thứ hết sức quan trọngViệc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệpTrụ sở chính: Số 07, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội
16:40, 16/10/2020
1. Thẩm định viên về giá không được thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá cho thẩm định viên về giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá (sau đây gọi là Nghị định số 89/2013/NĐ-CP) gồm:a) Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản;b) Bản sao chứng thực Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp;c) Bản sao chứng thực hoặc sao y bản chính văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp cũ đối với trường hợp thẩm định viên về giá hành nghề chuyển sang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp khác;d) Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính;đ) Giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam còn thời hạn tối thiểu 02 tháng đối với thẩm định viên về giá là người nước ngoài;e) Bản sao Hợp đồng lao động và Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) tại doanh nghiệp thẩm định giá của thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề;g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).3. Thẩm định viên về giá phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền bằng văn bản có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các thẩm định viên về giá đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp của từng thẩm định viên về giá. Không xác nhận đối với trường hợp thẩm định viên về giá không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.4. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký bổ sung thẩm định viên về giá thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đăng ký giảm thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá gửi kèm bản sao chứng thực hoặc sao y bản chính văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp đối với thẩm định viên về giá đăng ký giảm.5. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ 01 (một) bộ hồ sơ do doanh nghiệp lập theo quy định, Bộ Tài chính ban hành Thông báo đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá. Thẩm định viên về giá chỉ được phép hành nghề thẩm định giá sau khi có Thông báo đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá của Bộ Tài chính. Trụ sở chính: Số 07, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội * Văn phòng miền Bắc: - VP Hà Nội: Số 15, LK 3C, kdt Mỗ Lao, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội - VP Bắc Giang: Số 04, dường Thân Nhân Tín, phường Trần Phú, Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - VP Bắc Ninh: Số 261, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - VP Hà Nam: Số 22, ngõ 124 đuognừ Trần Tửu Bình, tiểu khu Bình Tiến, Thị trấn Bình Mỹ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - VP Phú Thọ: Số 50, phố ĐÔng Sơn, Phường Vân Cơ, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - VP Lai Châu: Số 041 phố QUyết Tiến, tổ 19, phường Tân Phong, Tp Lai Châu, tỉnh Lai Châu - VP Nam Định: 31B/208 đường Thái Bình, phường Tế Xương, Tp Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh - VP Thái Bình: Số 138 đường Bũi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình - VP Hưng Yên: Số 110 Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - VP Lạng Sơn: 87 Minh Khai, phường Hoàng Văn Thụ, Tp Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn - VP Hòa Bình: Tổ 10, phường Đồng Tiến, Tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình - VP Hải Dương: 38 Phố Tân Kim, Phường Tân Bình, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương - VP Quảng Ninh: Số 34, tổ 48, khu 3, phường Cao Xanh, Tp Hạ Long, tỉnh QUảng Ninh * Văn phòng miền Trung: - VP QUảng Bình: Số 187, đường Chu Văn An, phường Ba Đồn, Thị xã Ba Đồn, tỉnh QUảng Bình - VP Thanh Hóa: Số 04, đường Trần Xuân Soạn, phường ĐÔng Thọ, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa - VP Hà TĨnh: Số 272 đường Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, Tp Hà TĨnh, tỉnh Hà TĨnh * Văn Phòng miền Nam:- VP TP Hồ Chí Minh: Sô 157 đường Thới Tam, Thôn 9, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh
11:39, 14/10/2020
Căn cứ Thông báo số 29/TB-HĐT ngày 13/7/2020 của Hội đồng thi Thẻ TĐV về giá – Bộ Tài chính về kỳ thi TĐV về giá lần thứ 15 (2020);Căn cứ Thông báo số 180/TB-HĐT ngày 25/9/2020 của Hội đồng thi Thẻ TĐV về giá – Bộ Tài Chính về thời gian dự kiến, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi Kỳ thi Thẩm định viên về giá lần thứ 15 (2020);Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của học viên tham gia lớp ôn để thi Thẻ thẩm định viên về giá lần thứ XV do Bộ Tài chính tổ chức (dự kiến vào tháng 12/2020), Hội Thẩm định giá Việt Nam sẽ tổ chức 02 lớp ôn thi tại TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho các học viên có nhu cầu ôn thi thẻ theo kế hoạch và thời gian dự kiến như sau:Nội dung ôn thi tập trung vào 6 chuyên đề mà thí sinh phải thi trong kỳ thi thứ XV, cụ thể:1. Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá2. Nguyên lý hình thành giá cả thị trường3. Nguyên lý căn bản về thẩm định giá4. Thẩm định giá Bất động sản5. Thẩm định giá máy móc, thiết bị6. Thẩm định giá trị doanh nghiệp1.Đội ngũ giảng viên:Gồm Phó giáo sư, tiến sĩ, có năng lực, trình độ kiến thức cao và nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đã trực tiếp tham gia giảng dạy cho nhiều khóa đào tạo, nhiều khóa ôn thi Thẻ thẩm định viên về giá do Hội Thẩm định giá Việt Nam tổ chức trước đây đạt kết quả tốt, được học viên hoan nghênh.2.Thời gian mở lớp ôn thi:- Tại Hà Nội: Tổ chức 3 ngày : 20, 21, 22/11/2020- Tại TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức 3 ngày: 26, 27, 28/11/20203. Địa điểm ôn thi :- Tại Hà Nội: Tầng 3, Nhà A, Trường Trung cấp tin học Estih, 73 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.- Tại TPHCM : Tầng 4 số 79 Nguyễn Đình Chiểu P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.( Văn phòng phía Nam Ban Tuyên giáo Trung Ương )4.Học phí :Học phí tại Hà Nội:- Nếu học viên học cả 06 chuyên đề trên, học phí là: 3.000.000(Ba triệu đồng).- Nếu học viên không học cả 06 chuyên đề trên mà chỉ học từng chuyên đề lẻ học phí là: 1.000.000đ/01chuyên đề nghiệp vụ đối với môn (BĐS,MTB,GTDN); 600.000đ/01 chuyên đề kiến thức chung đối với môn (NLHTG, NLTĐG, Luật)Học phí tại TPHCM:- Nếu học viên học cả 06 chuyên đề trên, học phí là: 5.000.000(Năm triệu đồng).- Nếu học viên không học cả 06 chuyên đề trên mà chỉ học từng chuyên đề lẻ học phí là:1.500.000đ/01chuyên đề nghiệp vụ đối với môn (BĐS,MTB,GTDN); 1.000.000đ/01 chuyên đề kiến thức chung đối với môn (NLHTG, NLTĐG, Luật)5. Chế độ giảm học phí :Chế độ giảm học phí tính trên tổng học phí phải nộp áp dụng cho học viên học đủ 6 chuyên đề (không áp dụng chế độ giảm học phí cho học viên không học đủ 6 chuyên đề); đồng thời học viên được lựa chọn một trong những trường hợp sau để được giảm chế độ giảm học phí:5.1 Các học viên là hội viên cá nhân và các học viên có tham gia các hoạt động của Hội:5.1.1 Học viên là hội viên các nhân của Hội Thẩm định giá Việt Nam:- Đăng ký học cá nhân: giảm 5%- Đăng ký học theo nhóm từ 5 đến 10 người giảm: 6%, trên 10 người giảm 8%5.1.2 Học viên có tham gia cá lớp học chứng chỉ thẩm định giá của Hội- Đăng ký theo cá nhân: giảm 3%- Đăng ký học theo nhóm từ 5 đến 10 người giảm: 5%, trên 10 người giảm 7%5.2 Các học viên không thuộc quy định tại điểm 5.1.1 và 5.1.2 nêu trên:- Đăng ký theo nhóm từ 5 đến 10 người: giảm 4%- Đăng ký học theo nhóm trên 10 người: giảm 6%6. Cách thức nộp học phí và đăng ký học lớp ôn thi:- Học viên đăng ký học lớp ôn thi nộp học phí tại Văn phòng Hội hoặc chuyển khoản theo số tài khoản của Hội như sau:Tên TK: Hội Thẩm định giá Việt NamSố TK: 21110000536432Tại: Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hà Nội.- Đối với học viên đăng ký lớp ôn tại Hà Nội đề nghị đăng ký và đóng học phí cho Hội trước ngày 19/11/2020 (học viên có thể đăng ký trước và đóng học phí ngay tại lớp ôn).- Đối với học đăng ký lớp ôn tại TP.HCM đề nghị đăng ký và đóng học phí cho Hội trước ngày 25/11/2020 để Hội có điều kiện triển khai tổ chức lớp cho phù hợpHọc viên có nhu cầu ôn thi đăng ký ngay với Văn phòng Hội Thẩm định giá Việt Nam:Phòng 101, Tòa nhà dự án, số 4 ngõ Hàng chuối 1, Hai Bà Trưng, Hà Nội.Tel/Fax: 024.36410056/36410329Gặp chị Tươi (0987079468), chị Huệ (0989288345), anh Tài (0982.286.768), Chi Thu (0985.710.462)Email: hoithamdinhgiavn@vva.org.vnWebsite: www.vva.org.vnTrụ sở chính: Số 07, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội * Văn phòng miền Bắc: - VP Hà Nội: Số 15, LK 3C, kdt Mỗ Lao, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội - VP Bắc Giang: Số 04, dường Thân Nhân Tín, phường Trần Phú, Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - VP Bắc Ninh: Số 261, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - VP Hà Nam: Số 22, ngõ 124 đuognừ Trần Tửu Bình, tiểu khu Bình Tiến, Thị trấn Bình Mỹ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - VP Phú Thọ: Số 50, phố ĐÔng Sơn, Phường Vân Cơ, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - VP Lai Châu: Số 041 phố QUyết Tiến, tổ 19, phường Tân Phong, Tp Lai Châu, tỉnh Lai Châu - VP Nam Định: 31B/208 đường Thái Bình, phường Tế Xương, Tp Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh
10:30, 13/10/2020
1. Các cách tiếp cận khác nhau trong thẩm định giáKhi thẩm định bất cứ loại tài sản nào, dù áp dụng theo cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường, đòi hỏi thẩm định viên phải áp dụng một hay nhiều cách tiếp cận thẩm định giá.Thẩm định giá trên cơ sở giá trị phi thị trường có thể áp dụng những cách tiếp cận tương tự cách tiếp cận thẩm định giá trên cơ sở giá trị thị trường, nhưng bao hàm những mục đích khác việc xác định mức giá ước tính theo giá trị thị trường.Trong hoạt động thẩm định giá trên thế giới ngày nay có ba cách tiếp cận cơ bản:- Cách tiếp cận giá bán- Cách tiếp cận chi phí- Cách tiếp cận thu nhập1.1. Cách tiếp cận giá bánCơ sở giá trị thị trườngCách tiếp cận so sánh giá bán xem xét giao dịch của các tài sản tương tự hay tài sản thay thế và dữ liệu thị trường, và xác định giá trị ước tính bằng những so sánh liên quan. Thông thường, tài sản thẩm định được so sánh với các tài sản tương tự vừa được chuyển nhượng trên thị trường mở. Giá niêm yết và chào bán cũng có thể được xem xét.Cơ sở giá trị phi thị trườngCách tiếp cận thị trường đối với thẩm định giá bất động sản dựa trên cơ sở giá trị phi thị trường thể hiện thông qua việc chủ sở hữu bất động sản có thể trả giá cao hơn cho một bất động sản liền kề.Trong quá trình áp dụng phương pháp so sánh giao dịch để ước tính mức giá tối đa mà chủ sở hữu sẵn sàng trả cho bất động sản liền kề, thẩm định viên phải đạt được mức giá có thể vượt mức giá trị thị trường và mức giá ước tính này được gọi là giá trị người mua đặc biệt.1.2. Cách tiếp cận chi phíCơ sở giá trị thị trườngCách tiếp cận này xem xét khả năng, thay vì mua một tài sản nhất định trên thị trường, người ta có thể xây dựng hay chế tạo một tài sản khác giống với bản gốc hay có tính hữu dụng tương đương.Người mua thường không trả cho một tài sản nhiều hơn chi phí để có được tài sản tương ứng, trừ khi do điều kiện thời gian, sự không thuận lợi và rủi ro.Cơ sở giá trị phi thị trườngCách tiếp cận này tập trung vào những tài sản cá biệt và có thể không có mức chi phí trên thị trường.Chi phí thay thế giảm trừ là một ứng dụng của cách tiếp cận chi phí được sử dụng trong đánh giá giá trị của các tài sản chuyên dùng cho mục đích báo cáo tài chính, khi mà các bằng chứng thị trường bị hạn chế và không có sẵn.1.3. Cách tiếp cận thu nhậpCơ sở giá trị thị trườngCách tiếp cận này xem xét những dữ liệu về thu nhập và chi phí liên quan đến tài sản thẩm định và ước tính giá trị thông qua quá trình vốn hóa. Vốn hoá liên quan đến thu nhập (thu nhập thuần) và giá trị tài sản được tính bằng cách chuyển hoá khoản thu nhập thuần thành một giá trị ước tính. Quá trình này gọi là vốn hóa thu nhập, có liên hệ trực tiếp đến thu nhập hay tỷ lệ chiết khấu (gọi là tỷ lệ vốn hoá, phản ánh khoản thu hồi trên vốn đầu tư) hay cả thu nhập và tỷ lệ chiết khấu.Thông thường, nguyên tắc thay thế chỉ ra rằng dòng thu nhập tạo ra khoản thu hồi vốn đầu tư cao nhất tương ứng với một mức rủi ro nhất định sẽ dẫn đến giá trị có nhiều khả năng đạt được nhất của tài sản.Cơ sở giá trị phi thị trườngNhà đầu tư có thể áp dụng một mức tỷ suất lợi tức phi thị trường và chỉ có riêng cho nhà đầu tư đó.Khi áp dụng cách tiếp cận vốn hoá thu nhập để ước tính mức giá mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một khoản đầu tư cụ thể dựa trên cơ sở tỷ suất thu hồi dự tính của nhà đầu tư, thì thẩm định viên phải ước tính giá trị đầu tư hay giá trị tài sản hơn là giá trị thị trường.2. Các phương pháp thẩm định giá Từ các cách tiếp cận cơ bản nêu trên chúng ta có các phương pháp thẩm định giá cụ thể. Các phương pháp thẩm định giá là các cách thức, kỹ thuật mà thẩm định viên giá sử dụng để thẩm định giáCác yếu tố liên quan đến việc xác định phương pháp thẩm định giá thích hợp nhất:- Đặc điểm kỹ thuật của tài sản- Mục đích của thẩm định giá.- Mức độ tin cậy của các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường.2.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH THỊ TRƯỜNGa) Khái niệmCó nhiều cách gọi khác nhau của phương pháp này như: phương pháp so sánh giá bán , phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp so sánh thị trường , phương pháp so sánh giao dịch thị trường .Đó là phương pháp thẩm định giá tài sản dựa trên cơ sở sử dụng các số liệu phản ánh các giao dịch mua bán của tài sản tương tự trên thị trường; là cách ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá thông qua so sánh với mức giá của các tài sản tương tự trên thị trường đã được mua bán.b) Cơ sở của phương phápGiá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang giao dịch trên thị trường.c) Nguyên tắc ứng dụng- Nguyên tắc thay thế: Một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn số tiền mua một tài sản tương tự có cùng sự hữu ích.- Nguyên tắc đóng góp: Quá trình điều chỉnh để ước tính giá trị tài sản phải dựa trên cơ sở có sự tham gia đóng góp của các yếu tố hình thành nên giá trị của tài sảnd) Điều kiện thực hiện- Phải thu thập được những thông tin liên quan của các tài sản tương tự được mua bán trên thị trường và phải so sánh được với tài sản thẩm định giá.- Chất lượng thông tin cao: phù hợp, chính xác, kiểm tra được.- Thị trường phải ổn định.e) Các bước tiến hành- Tìm thông tin trên thị trường về những tài sản tương tự được bán gần nhất có thể so sánh với tài sản thẩm định giá.- Kiểm tra lại các thông tin thu thập được để đảm bảo là có thể sử dụng được; thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất, khoảng từ 3 đến 6 cái.- Phân tích các giá bán và những khác nhau giữa tài sản được bán với tài sản thẩm định giá để có những điều chỉnh cần thiết, mỗi sự điều chỉnh phải kiểm chứng lại từ thị trường.- Ước tính giá trị tài sản thẩm định giá.f) Công thức tínhKhông có công thức hay mô hình cố định mà chỉ dựa vào sự hiện diện của các giao dịch mua bán trên thị trườngg) Ứng dụng trong thực tiễnÁp dụng đối với những tài sản có tính đồng nhất cao.h) Ưu nhược điểm- Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng, có cơ sở vững chắc để được công nhận vì nó dựa vào chứng cứ giá trị thị trường.- Nhược điểm: Bắt buộc phải có thông tin; các dữ liệu mang tính lịch sử; do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản thẩm định giá.2.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍa) Khái niệmLà phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tái tạo lại hoặc chi phí thay thế tài sản tương tự với tài sản thẩm định giá.b) Cơ sở của phương phápNếu người mua tiềm năng có đủ thông tin và dự tính hợp lý sẽ không bao giờ trả giá tài sản cao hơn so với chi phí để tạo ra (hoặc sở hữu) một tài sản có lợi ích tương tự.c) Nguyên tắc ứng dụng- Nguyên tắc thay thế: Giá trị của tài sản hiện có, có thể được đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự như là một vật thay thế.- Nguyên tắc đóng góp: Quá trình điều chỉnh để ước tính giá trị tài sản phải dựa trên sự tham gia đóng góp của các yếu tố hình thành nên giá trị của tài sảnd) Các bước tiến hànhBất động sản- Ước tính giá trị của miếng đất với giả định là đất trống.- Ước tính chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế công trình xây dựng hiện có trên đất- Ước tính giá trị hao mòn tích lũy của công trình xây dựng trên đất.- Khấu trừ giá trị hao mòn tích lũy vào chi phí xây dựng công trình trên đất và cộng với giá trị đất trống.Máy, thiết bị- Ước tính chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thế để sản xuất và đưa máy, thiết bị vào sử dụng.- Ước tính giá trị hao mòn tích lũy phù hợp.- Khấu trừ giá trị hao mòn tích lũy vào chi phí thay thế máy, thiết bị.e) Công thức tính- Giá trị ước tính của bất động sản thẩm định = Giá trị ước tính của lô đất + Chi phí tái tạo hay chi phí thay thế công trình xây dựng trên đất – Giá trị hao mòn tích lũy của công trình xây dựng- Giá trị ước tính của máy, thiết bị thẩm định = Chi phí tái tạo hay thay thế máy, thiết bị – Giá trị hao mòn tích lũy (do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). f) Ứng dụng trong thực tiễn- Thẩm định giá những tài sản có mục đích sử dụng đặc biệt; những tài sản chuyên dùng, những tài sản không đủ thông tin để áp dụng phương pháp so sánh thị trường .- Kiểm tra các phương pháp thẩm định giá khác.- Là phương pháp của người đấu thầu và kiểm tra đấu thầu.g) Ưu nhược điểm- Ưu: Áp dụng đối với những tài sản không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt.- Nhược: Chi phí không phải lúc nào cũng bằng với giá trị; giá trị thị trường toàn bộ không hẳn là giá trị của từng bộ phận cộng lại; Phải có dữ liệu từ thị trường; Khấu hao mang tính chủ quan; Thẩm định viên phải có kinh nghiệm.2.3 PHƯƠNG PHÁP VỐN HÓA THU NHẬPa) Khái niệmLà phương pháp ước tính giá trị của một tài sản bằng cách hiện giá các khoản thu nhập ròng ước tính trong tương lai do tài sản mang lại thành giá trị vốn thời điểm hiện tại.b) Cơ sở của phương phápGiá trị của tài sản bằng giá trị vốn hiện tại của tất cả các lợi ích tương lai có thể nhận được từ tài sản; và dựa trên những giả thiết sau:- Thu nhập là vĩnh viễn- Rủi ro của thu nhập có thể có trong tương lai là cố định. c) Nguyên tắc ứng dụng- Sử dụng cao nhất và tốt nhất- Cung cầu- Lợi ích tương laie) Điều kiện thực hiệnÁp dụng đối với tài sản có khả năng mang lại thu nhập trong tương lai.g) Các bước tiến hành- Ước tính doanh thu trung bình hàng năm của tài sản có tính đến tất cả các yếu tố liên quan tác động đến doanh thu.- Ước tính các khoản chi phí tạo ra doanh thu (bao gồm cả các khoản thuế phải nộp,…) để trừ khỏi doanh thu hàng năm.- Ước tính thu nhập ròng hàng năm = Doanh thu hàng năm – Chi phí phát sinh hàng năm.- Tính tỷ suất vốn hoá: dựa vào phân tích doanh số bán những tài sản tương tự giao dịch trên thị trường.- Áp dụng công thức chuyển hoá vốn để tính giá trị của tài sản.h) Công thức tínhGiá trị hiện tại của tài sản = Thu nhập ròng / Tỷ suất vốn hóa- Thu nhập có khả năng nhận được là những khoản thu nhập phát sinh trong tương lai như tiền cho thuê,- Tỷ suất vốn hoá là một phân số dùng để diễn tả mối quan hệ giữa thu nhập và giá trị của tài sản. Nó là một tỷ suất của lợi tức mong đợi trong một năm trên tổng giá trị tài sản.Cần phải phân tích tài liệu giao dịch trên thị trường để tìm ra tỷ suất vốn hoá thích hợp. Việc lựa chọn tỷ suất vốn hoá dựa trên cơ sở xem xét các yêu tố sau:· Rủi ro· Lạm phát / giảm phát· Tỷ suất hoàn vốn đối với các loại hình đầu tư thay thế· Tỷ suất hoàn vốn trong quá khứ đối với những loại hình tài sản có thể so sánh· Cung cầu về quỹ đầu tư· Thuếi) Ứng dụng trong thực tiễnÁp dụng đối với những tài sản có khả năng mang lại thu nhập hoặc thuộc dạng đầu tư.j) Ưu nhược điểm- Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng; Dựa trên cơ sở tài chính để tính toán nên rất khoa học. - Nhược điểm: Việc xác định tỷ suất vốn hoá chính xác là phức tạp do việc đầu tư tài sản là phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân.Trụ sở chính: Số 07, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội* Văn phòng miền Bắc:- VP Hà Nội: Số 15, LK 3C, kdt Mỗ Lao, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội- VP Bắc Giang: Số 04, dường Thân Nhân Tín, phường Trần Phú, Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang- VP Bắc Ninh: Số 261, đường Nguyễn Trãi, phường Võ Cường, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh- VP Hà Nam: Số 22, ngõ 124 đuognừ Trần Tửu Bình, tiểu khu Bình Tiến, Thị trấn Bình Mỹ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam- VP Phú Thọ: Số 50, phố ĐÔng Sơn, Phường Vân Cơ, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- VP Lai Châu: Số 041 phố QUyết Tiến, tổ 19, phường Tân Phong, Tp Lai Châu, tỉnh Lai Châu- VP Nam Định: 31B/208 đường Thái Bình, phường Tế Xương, Tp Nam Định, tỉnh Nam ĐỊnh- VP Thái Bình: Số 138 đường Bũi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình- VP Hưng Yên: Số 110 Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên- VP Lạng Sơn: 87 Minh Khai, phường Hoàng Văn Thụ, Tp Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn- VP Hòa Bình: Tổ 10, phường Đồng Tiến, Tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình- VP Hải Dương: 38 Phố Tân Kim, Phường Tân Bình, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương- VP Quảng Ninh: Số 34, tổ 48, khu 3, phường Cao Xanh, Tp Hạ Long, tỉnh QUảng Ninh* Văn phòng miền Trung:- VP QUảng Bình: Số 187, đường Chu Văn An, phường Ba Đồn, Thị xã Ba Đồn, tỉnh QUảng Bình- VP Thanh Hóa: Số 04, đường Trần Xuân Soạn, phường ĐÔng Thọ, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa- VP Hà TĨnh: Số 272 đường Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, Tp Hà TĨnh, tỉnh Hà TĨnh* Văn Phòng miền Nam: - VP TP Hồ Chí Minh: Sô 157 đường Thới Tam, Thôn 9, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh
Chia sẻ với chúng tôi