Bạn đang ở đây

Tin nổi bật

VIV là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thẩm định giá hầm mỏ uy tín hàng đầu hiện nay, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ thẩm định giá tài sản của Công ty. Có đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên có trình độ chuyên môn rất cao trong lĩnh vực thẩm định giá hầm mỏ v.v
Sau đây, VIV sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng những thông tin về các mục đích thẩm định giá bất động sản phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các bất động sản. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản khác bao gồm: thẩm định giá phương tiện vận tải, thẩm định giá thiết bị y tế v.v
Sau đây, VIV gửi tới Quý khách hàng những khái niệm về tàu thuyền, cùng với đó là những quy trình thẩm định giá tàu thuyền thường được sử dụng phổ biến hiện nay ở trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: thẩm định giá dây chuyền sản xuất, thẩm định giá công trình xây dựng v.v

Kết nối với chúng tôi

Công ty thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ uy tín

Tài sản sở hữu trí tuệ được hiểu là những ý tưởng, những sản phầm được tạo ra từ trí tuệ con người như các sáng chế, các tác phẩm nghệ thuật, thương hiệu, tên thương mại, logo, nhãn hiệu, thiết kế, phần mềm, dữ liệu, các công trình khoa học hoặc các thông tin khác mà con người tạo ra hoặc sở hữu nó. Đây được coi là loại tài sản vô hình được pháp luật thừa nhận, bảo vệ do nó có những đặc tính riêng như việc sáng tạo và đổi mới.

Khái niệm về tài sản sở hữu trí tuệ - VIV

Tài sản sở hữu trí tuệ không thể xác định bằng những đặc điểm vật chất của chính nó, nhưng ngược lại có những giá trị rất cao, có nhiều khả năng sinh ra lợi nhuận giúp các doanh nghiệp chiếm được những thị phần rất lớn ở trên thị trường. Tài sản sở hữu trí tuệ là những tài sản không vật chất, nhưng mang lại những giá trị về kinh tế rất cao.

 

Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm những loại nào

 

Tài sản sở hữu trí tuệ được phân chia thành những loại như sau bao gồm:

1. Quyền tác giả và quyền liên quan

- Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 có quy định rõ như sau: (Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Quyền tác giả luôn bảo vệ các khía cạnh sáng tạo và các nguyên tắc của các tác phẩm, trong đó bao gồm cả quyền sao chép, phân phối, những phần trình diễn công cộng và có thể tạo ra được các tác phẩm phát sinh từ tác phẩm gốc.

- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây được gọi là quyền liên quan) là những quyền của cá nhân, tổ chức đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm những tín hiệu vệ tinh mang các chương trình được mã hóa).

2. Quyền sở hữu công nghiệp

- Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là những khái niệm trong lĩnh vực tài sản sở hữu trí tuệ, sẽ tập trung vào việc bảo vệ các tài sản trí tuệ là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với các sáng chế và những kiểu dáng công nghiệp, các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, các thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nó.

3. Quyền đối với giống cây trồng

- Quyền đối với giống cây trồng được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mới do chính tay mình tạo, phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng thường sẽ liên quan đến việc bảo vệ và kiểm soát từ những việc sử dụng cho đến phần sản xuất và phân phối các loại giống cây trồng.

 

Các phương pháp thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Các phương pháp thẩm định giá tài sản sở hữu trí truệ thường dùng

Để có thể thẩm định giá tài sản trí tuệ, thường những thẩm định viên sẽ sử dụng các phương pháp như sau:

1. Phương pháp chi phí: là phương pháp thẩm định giá dựa trên phần cơ sở chi phí để có thể tái tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần đến việc thẩm định giá để nhằm xác định được các giá trị của thị trường của những tài sản cần thẩm định giá.

2. Phương pháp thị trường: Là phương pháp được sử dụng ở trong thẩm định giá tài sản trí tuệ, nó dựa trên việc so sánh các giá trị của tài sản trí tuệ với các giao dịch tương tự đã xảy ra ở trên thị trường.

3. Phương pháp thu nhập: Đây là phương pháp trong thẩm định giá tài sản trí tuệ dựa trên những việc đánh giá toàn bộ các giá trị của tài sản trí tuệ dựa trên phần dòng tiền thu nhập mà nó có thể được tạo ra ở trong tương lai. Xác định các giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ thông qua các giá trị hiện tại của các dòng tiền, các chi phí đã được tiết kiệm được do tài sản sở hữu trí tuệ mang lại.

 

Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ cần phải có những hồ sơ gì

 

Hồ sơ yêu cầu cho việc thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ thường sẽ bao gồm những thông tin và những tài liệu cần thiết khác nhau để giúp cho việc đảm bảo quá trình thẩm định được diễn ra một cách minh bạch và chính xác. Dưới đây VIV gửi tới các bạn một số thông tin cần thiết có trong hồ sơ thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Giấy yêu cầu thẩm định giá (theo mẫu đính kèm)

2. Phiếu điền tên cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có sở hữu Quyền sở hữu trí tuệ.

3. Phiếu điền tên các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sáng chế.

4. Cung cấp đầy đủ hồ sơ về toàn bộ quá trình nghiên cứu, phát minh các sáng chế.

5. Cung cấp đầy đủ, chi tiết về các tài liệu kỹ thuật hay catalogue, các tính năng về kỹ thuật, năng lượng tiêu hao v.v

6. Những tài liệu khác có liên quan để giúp cho việc phục vụ quá trình thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.

 

Mục đích thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ là gì?

 

Thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ là việc xác định các giá trị của những tài sản mà các cá nhân hoặc các tổ chức sở hữu. Ở đây, khi nói đến các tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là sẽ bao gồm các bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, các công nghệ, dữ liệu, thông tin thương mại và các loại tài sản tương tự khác được liệt kê. Và dưới đây là những mục đích chính của việc thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ như sau:

1. Mua bán, sáp nhập, góp vốn và xác định các giá trị đầu tư và tiến hành cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ.

2. Quản lý rủi ro: Giúp đánh giá được những rủi ro có liên quan đến các quyền sở hữu và quản lý những tài sản sở hữu trí tuệ, điều này giúp cho các tổ chức có thể hiểu rõ được các nguy cơ, cơ hội và những thách thức.

3. Báo cáo thuế, báo cáo tài chính, giúp cho việc hạch toán sổ sách kế toán.

4. Định giá cổ phiếu: Giúp đánh giá được các tài sản sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu lâu dài của doanh nghiệp đó.

5. Bao gồm các mục đích khác

Bên trên là những thông tin về tài sản sở hữu trí tuệ và các quyền có liên quan đến tài sản trí tuệ, Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá tài sản vui lòng liên hệ đến VIV qua địa chỉ sau nhé:

Công ty Cổ phần Định giá và Đầu tư Việt

Văn phòng giao dịch: Lô 12 DV 13 khu đô thị Tây Nam Linh Đàm

Hotline: 0977.734.185

 

Bài viết liên quan:

Phân loại tài sản vô hình hiện nay

Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp hiện nay